Trong những năm 1970, khi mà Seiko đang là thương hiệu sản xuất đồng hồ hàng đầu thế với về những sản phẩm đồng hồ quartz của mình. Những đại lý quảng cáo tai New York – Mỹ của họ đã thực hiện một chiến lược vô cùng thông minh. Với tiêu đề quảng cáo đơn giản chỉ vài chứ “trong tương lai đồng hồ sẽ được sản xuất theo cách đó”.
Dòng quảng cáo này đã thể hiện rõ được vị trí thống trị của Seiko trong thời điểm đó. Nhưng đồng thời nó cũng chỉ ra một thách thức mà trong tương lai họ có thể phải đối mặt. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả những thương hiệu đồng hồ đều sản xuất đồng hồ quartz?
Seiko cũng sớm phải đối mặt với điều đó. Tới giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, sự phát triển của đồng hồ quartz đã có một bước ngoặt bất ngờ khiến cho Seiko phải lao đao. Những thương hiệu tới từ Thụy Sỹ và một vài thương hiệu Mỹ đã tạo nên một cuộc cách mạng mới.
Sự lên ngôi của đồng hồ thời trang
“Sự lên ngôi của đồng hồ thời trang” trong 2 thập niêm 80 và 90 đã đánh dấu bước phát triển mới của “cuộc cách mạng đồng hồ quartz” ở thập niên 70. Cuộc cách mạng này được khởi xướng bởi Swatch, Fossil và Guess đã tạo nên một dòng đồng hồ mới “đồng hồ thời trang”. Những mẫu đồng hồ này không quan tâm tới bộ máy bên trong mà nó coi trọng tới vẻ đẹp bên ngoài.
Khi đó, đồng hồ quartz đã rất bình thường, nếu không nói là nhàm chán, tầm thường cùng phong cách quá cổ lỗ. Xu hướng mới này chuyển sự tập trung về công nghệ mới sang vẻ đẹp bên ngoài của đồng hồ.
Theo đó, những chiếc đồng hồ không còn thù vị ở độ chính xác tuyệt đối nữa. Thay vào đó là thiết kế độc đáo cùng vẻ đẹp thẩm mỹ. Điều này tạo nên một xu hướng mới với tên gọi là “tủ đồng hồ”. Mua nhiều chiếc đồng hồ khác nhau để có thể phối được với những bộ cánh khác nhau.
Đồng hồ thời trang: từ công cụ đếm thời gian đến cách thể hiện cá tính thời trang
Cuộc cách mạng này không những định nghĩa lại phong cách sử dụng đồng hồ mà nó còn giúp định nghĩa lại chức năng của chúng. Từ đây, đồng hồ đã trở thành món phụ kiện trang trí trên cổ tay có thêm chức năng hiển thị thời gian thay vì một công cụ quan trọng giúp hiển thị thời gian.
Sự thay đổi này đã dẫn tới một sự bùng nổ trên thị trường đồng hồ. Nhiều công ty thời trang cũng bắt đầu sản xuất ra những chiếc đồng hồ cho riêng mình. Theo thời gian thì những chiếc đồng hồ thương hiệu thời trang dần tăng mức giá, từ phân khúc giá rẻ chuyển dần sang hàng xa xỉ, cao cấp.
Điều này bắt đầu với Swatch! Trên thực tế có rất nhiều thương hiệu đồng hồ thời trang trước Swatch như Gucci và Anne Klein đã phối hợp với những công ty đồng hồ từ thập niên 70. Nhưng Swatch đã làm được việc mà những công ty kia đã không làm được đó là tạo nên một cơn sốt toàn cầu.
Swatch – thương hiệu đồng hồ với những chiếc đồng hồ nhựa, chạy máy quartz của ETA với giá chỉ 35 USD cho mỗi chiếc, đã quảng cáo sản phẩm của mình như một “phụ kiện thời trang”. Mọi người thường lần tưởng Swatch là từ viết tắt của Swiss Watch – đồng hồ Thụy Sỹ. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó là viết tắt của Secon Watch – chiếc đồng hồ thứ hai, nghĩa là nếu ai mua đồng hồ của thương hiệu này cũng phải mua ít nhất là 2 chiếc.
Họ cũng nổi tiếng với slogan “A Swatch for a season, not a watch for all seasons”. Một chiếc Swatch mỗi mùa thay vì chỉ đeo 1 chiếc đồng hồ cho cả năm. Thay vì quảng cáo mỗi sản phẩm có vẻ khô khan, máy móc như “một chiếc đồng hồ với sai lệch vài giây mỗi ngày”. Swatch đã khôn khéo quảng bá lối soosngs mới, một phong cách thời trang mới.
Những kẻ đến sau: Guess và Fossil
Mặc dù là rất thành công, nhưng Swatch cũng có một điểm yếu nhất định. Tất cả những mẫu đồng hồ họ đều sử dụng vỏ nhựa rẻ tiền. Đồng thời họ cũng chỉ giới thiệu 2 phiên bản mỗi năm. Với những thương hiệu thời trang (như cách mà họ quảng cáo) thì số sản phẩm như vậy thì quá ít. Thông thường một thương hiệu thời trang sẽ có tới 5 mùa giới thiệu sản phẩm với vô số những mẫu mã mới. Nắm bắt được những điểm yếu đó thì 2 thương hiệu tới từ Mỹ là: Fossil và Guess đã nhìn thấy một cánh cửa mở ra cho mình.
Guess là thương hiệu khởi đầu. Năm 1984, Mickey Callanen – nhà phân phối trang sức đã nhận được lời mời hợp tác của Guess”quên trang sức đi, hãy làm đồng hồ”. Đó chính là những gì ông nói. Khi đó ông đã thấy được sự thành công của Swatch cùng cơ hội của mình.
Guess đồng ý và cung cấp cho Callanen 25.000 USD. Ông nhận số tiền đó và bay ngay tới Hong King để kịp đưa ra một sản phẩm mới nhân dịp Giáng sinh. Kế hoạch của ông rất đơn giản, nhưng lại hiệu quả: quên vỏ nhựa đi, đó là đặc trưng của Swatch, thay vào đó và vỏ nhôm với dây vải hoặc dây cao su. Những chiếc đồng hồ này có mức giá chỉ 40-45 USD. Đắt hơn Swatch một chút nhưng nó vẫn bán rất chạy.
Fossil được thành lập tại Texas trong năm 1986 bởi Tom Kartsotis cùng 3 người bạn làm nghề xuất nhập khẩu. Nhờ 3 người bạn làm nghề xuất nhập khẩu nên hàng được lấy từ đâu chắc hẳn các bạn cũng biết, đó chính là Hong Kong. Những chiếc đồng hồ Fossil với giá từ 40 tới 100 USD và nó được ra mắt tới 5 bộ sưu tập mới vào mỗi năm.
Fossil cũng tập trung vào điểm yếu của Swatch – vỏ nhựa. Cùng với mức giá cao hơn, khách hàng sẽ được sử dụng những chiếc đồng hồ kim loại: vỏ bằng thép cùng với khóa cài bằng đồng. Mặt sau của nó sẽ được đánh bóng cẩn thận đồng thời sử dụng dây da sang trọng.
Sự bùng nổ của đồng hồ thời trang
Cuộc cách mạng này bùng nổ mạnh mẽ nhất trong những năm 1990. Khi mà những thương hiệu thời trang lớn như: Adidas, Liz Claiborne,Yves St. Laurent, Ellesse, Stefanel Tempo, Coach hoặc Kenneth Cole đã bắt đầu ký hợp đồng với những thương hiệu đồng hồ. Đây là những cuộ hợp tác tốt nhất dành cho cả 2 phía: các công ty đồng hồ sẽ không cần đầu tư quá lớn để quảng bá. Còn các công ty thời trang sẽ chỉ cần chi một số tiền vừa phải để gia nhập vào làn sóng mới.
Kể cả Swatch cũng bị cuốn vào vòng xoáy này. Năm 1996, Nicolas Hayek – CEO của Swatch đã công bố sự kết hợp giữa thương hiệu đồng hồ này với hãng thời trang nổi tiếng thời bấy giờ “Calvin Klein”.
Sau khi thị trường đã được mở rộng, những thương hiệu thời trang bắt đầu chuyển tới phân khúc sản phẩm với mức giá cao và thậm chí cả hàng xa xỉ. Một vài công ty thời trang của châu Âu cũng bắt đầu đầu tư nghiêm túc vào thị trường này. Năm 1993, Channel đã mua lại nhà máy Manufacture G&F Chatelaine tại La Chaux-de-Fonds. Tới 1997 thì Gucci cũng đã bắt đầu cho sản xuất những chiếc đồng hồ Swiss Made cho riêng mình.
Các thương hiệu thời trang lớn và nổi tiếng nhất đều có những sản phẩm đồng hồ cho riêng mình. Chúng ta phải kể tới như Louis Vuitton, Hermes, Gucci và Chanel.
Trên đây chính là phần thứ 2 trong serei 4 cuộc cách mạng trong lịch sử đồng hồ đó là sự ra đời và phát triển của dòng đồng hồ thời trang. Nếu còn gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách comment dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0981.057.444 nhé. Phần sau sẽ là “sự phục hưng của đồng hồ cơ học”. Cùng đón xem nhé!
Tham khảo các dòng sản phẩm tại đồng hồ H2:
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
4 thương hiệu đồng hồ Nhật Bản nổi tiếng toàn thế giới
Đồng hồ được khởi nguồn từ châu Âu vào khoảng thế kỷ 16 và Đức ...
Những điều cần biết về dòng đồng hồ Eco-Drive
Citizen là thương hiệu đồng hồ nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Nó đã ...
Đĩa tứ linh là gì? Ý nghĩa của đĩa tứ linh trong phong thủy
Trong văn hóa của người phương Đông, Tứ linh có giá trị tâm linh rất ...
Một vài kinh nghiệm chơi đồng hồ treo tường Vedette
Nói tói đồng hồ treo tường hiện nay có nhiều thương hiệu nổi tiếng như: ...