Tìm hiểu về thương hiệu đồng hồ Citizen

Nhắc tới ngành chế tạo đồng hồ ở Nhật thì không thể không nhắc tới Citizen. Thương hiệu với lịch sử hình thành hơn 100 tuổi cùng những phát minh, sáng kiến tạo những bước ngoặt cho sự phát triển của đồng hồ. Không những là một đế chế đồng hồ mạnh mẽ. Xét thêm về yếu tố lịch sử thì thương hiệu này còn là niềm tự hào của người dân Nhật Bản. Cùng đồng hồ H2 tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của thương hiệu này ngay sau đây nhé!

 

Tìm hiểu về thương hiệu đồng hồ Citizen

Chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên của Nhật ra đời

Vào những năm 1880, Nhật Bản là một trong những cường quốc sản xuất đồng hồ treo tường. Nhưng đồng hồ bỏ túi lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Để có thể sản xuất được đồng hồ đeo tay hàng loạt đòi hỏi kỹ thuật khó hơn so với những dòng đồng hồ khác. Những chiếc đồng hồ với chi tiết máy phức tạp đòi hỏi cần những thiết bị cao cấp đồng thời sử dụng những công cụ chuyên môn đặc biệt vô cùng đắt và rất khó có thể mua được tại Nhật Bản thời bấy giờ.

Ở thời điểm đó, Osaka Watch Inc là công ty đầu tiên của Nhật đã nỗ lực để sản xuất đồng hồ đeo tay. Họ đầu tư nhập khẩu 2  thiết bị chế tạo đồng hồ từ Mỹ và thuê thêm cả 8 chuyên gia người Mỹ và 2 chuyên gia người Anh để tư vấn và kết hợp sản xuất. Tới năm 1895, chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên được sản xuất tại Nhật Bản đã ra đời và nó có tên là “đồng hồ Sakaameri”. Đây như một sự kết hợp giữa người Nhật và người Mỹ, giữa Osaka và American. Nhưng lĩnh vực chế tạo đồng hồ là một thử thách rất lớn và khiến công ty Osaka đã phải đóng cửa vào năm 1902. Nippon Pocket Watch Manufacturing, là công ty khác bắt đầu chế tạo đồng hồ vào cuối những năm 1890. Và nó cũng phải chịu cung số phận với Osaka Watch Ins.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất chính là bước ngoặt lớn đối với ngành sản xuất đồng hồ tại Nhật Bản. Nền kinh tế của Nhật Bản đang dần phát triển. Tầng lớp trung lưu gia tăng và nhu cầu trưng diện với những món phụ kiện đeo tay như thế này thể hiện đẳng cấp theo đà tăng trưởng. Thấy được lợi nhuận tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ, nhiều công ty đã nghiên cứu và gia nhập vào thị trường sản xuất đồng hồ đeo tay. Trong số nhiều công ty mới tham gia thị trường này có nhà máy Shokosha của Kamekichi Yamazaki. Một trong những doanh nhân sản xuất đồng hồ treo tường với số lượng nhiều nhất tại Nhật thời bấy giờ. Nhưng vào thời đó, thị trường đồng hồ của Nhật Bản đang bị thao túng bởi những hãng đồng hồ ngoại quốc và chủ yếu là những công ty của Thụy Sỹ, tiếp theo tới Mỹ.

Với tinh thần bất khuất, đấu tranh kiên cường, không chịu khuất phục trước những khó khăn của người Nhật. Yamazaki đã nhen nhóm ý tưởng sản xuất ra những chiếc đồng hồ được chế tạo bởi linh kiện nội địa đem tới cho người dùng với giá thành thấp hơn nhiều so với những sản phẩm nhập khẩu trước đây. Tới năm 1918, Yamazaki đã chính thức thành lập Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha tại quận Totsuka, Tokyo. Ông cùng những cộng sự bắt đầu thử nghiệm sản xuất những chiếc đồng hồ bỏ túi dựa trên nền tẳng sử dụng những thiết bị, máy móc tân tiến của Thụy Sỹ.

Vượt mặt nhiều đối thủ nặng ký

 

Đồng hồ đeo tay Citizen

Năm 1923, một cuộc thi đồng hồ bỏ túi đã được diễn ra tại hội chợ triển lãm tưởng niệm hòa bình tại Tokyo. Những chiếc đồng hồ bỏ túi của 2 nhà sản xuất Nhật Bản là Seikosha (Seiko) và Shokosha (Citizen) đã chiến đấu với những chiếc đồng hồ quốc tế từ Thụy Sỹ là Nardin Chronometer và Hoa Kỳ là Waltham. Thời đó, Seikosha đã có 27 vnawm sản xuất đồng hồ và cũng là thương hiệu đồng hồ đeo tay hàng đầu tại Nhật Bản. Trong khi đó thì Shokosha (Citizen) chỉ mới xuất hiện 5 năm và còn chưa bán được ra thị trường một chiếc đồng hồ nào.

Và kết quả, những chiếc đồng hồ của Nhật Bản đã bị đánh bại hoàn toàn bởi những chiếc đồng hồ tới từ 2 cường quốc Thụy Sỹ và Mỹ. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi Thụy Sỹ và Mỹ đã vượt xa hơn nhiều so với Nhật Bản về công nghệ đồng hồ đeo tay trong thời điểm đó. Điều ngạc nhiên là trong chính cuộc thi đó thì những chiếc đồng hồ bỏ túi của Citizen đã được đánh giá cao hơn. Bởi kỹ thuật chế tác tinh tế, cùng khả năng sản xuất đột phá hơn những sản phẩm của Seikosha.

Đây là một tín hiệu tốt. Những chiếc đồng hồ mới của Citizen là những đứa trẻ mới được xuất hiện và vẫn còn đang trong quá trình phát triển. Mà chúng đã có thể đứng vững trong những bài kiểm tra để đấu với những sản phẩm của công ty đồng hồ hàng đầu Nhật Bản. Chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên sử dụng máy Caliber 16 của Citizen, bắt đầu được bán ra thị trường 1 năm sau đó. Ý nghĩa của cái tên này là hy vọng mọi người dân sử được hưởng lợi và yêu thích những chiếc đồng hồ được phát triển bởi viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha.

Những chiếc đồng hồ mang tên Citizen

Đồng hồ 8 line K Caliber

Năm 1930, Viện nghiên cứu Shokosha mở rộng thành 1 công ty đồng hồ với đầy đủ những chức năng. Nó được đổi tên thành Citizen Watch Co.Ltd. Người lãnh đạo đầu tiên của công ty là ông Yosaburo Nakajima. Kể từ đó thì công ty đã được biết tới là một trong những nhà sản xuất đồng hồ danh tiếng.

Tới năm 1931, công ty bắt đầu công nghệ sản xuất ra hàng loạt đồng hồ đeo tay đồng thời đưa dòng máy F Caliber 10 line với khả năng lên dây cót bẳng tay vào trong vỏ máy có hình dáng tròn hoặc hình thùng. Năm 1935, Citizen giới thiệu dòng máy 8 line K Caliber và tới năm sau, công ty mở nhà máy Tanashi ở Tokyo. Nhà máy này vẫn tiếp tục là nơi để sản xuất chính của hãng cho tới ngày nay.

Vào thang 7/1936, Citizen mở rộng quy mô và bắt đầu xuất khaair tới những nước thuộc khu vực Đông Nam Á và vùng Nam Thái Bình Dương. Những năm 30 chính là cột mốc phát triển quan trọng trong những trang sử vàng của Citizen. Cũng như đã khẳng định được dấu ấn của ngành sản xuất đồng hồ Nhật Bản trên bản đồ đồng hồ thế giới. Theo như thống kê, năm 1939, tổng khối lượng đồng hồ Nhật Bản đã sản xuất và bán ra vượt quá 5 triệu chiếc lần đầu tiên.

Trong khoảng thời gian tiếp theo, chiếc tranh Thế giới thứ 2 nổ ra chính là một đòn giáng mạnh tới ngành sản xuất đồng hồ thế giới, trừ Thụy Sỹ. Trong thời gian chiếc tranh, Citizen đã mở một nhà máy tại vùng Nagano thuộc Alps. Trong vòng 2 thập kỷ sau thế chiếc thứ 2, công ty đã gieo những hạt giống để sau này trở thành một thế lực trong ngành công nghiệp đồng hồ thế giới.

Đế chế Yamada

Tháng 3/1946, Eiichi Yamada trở thành giám đốc của Citizen ở tuổi 38 và ông đã giữ chức vụ này trong suốt 35 năm. Đây là một giai đoạn hoàng kim trong sự phát triển của Citizen – Được biết tới như đế chế Yamada. Với tư tưởng đổi mới, ông hiểu rằng tương lai của Citizen nằm ở việc mở rộng thị trường ra nước ngoài. Năm 1949, ông đã thành lập một công ty con chuyên kinh doanh và makerting với tên gọi là CITIZEN Trading Company.

Vào hè năm 1956, Citizen đã thực hiện một loạt những buổi ra mắt giới thiệu một chiếc đồng hồ chống va đập Parashock. Điều này mang tới một xúc cảm mạnh mẽ tại Nhật Bản. Sau đó, công ty cũng thực hiện buổi ra mắt thành công với mẫu Parawater, một mẫu đồng hồ có khả năng chịu nước.

Năm 1958, Citizen giới thiệu Citizen Alarm, chiếc đồng hồ đeo tay có chức năng báo thức đầu tiên tại Nhật Bản. Chiếc đồng hồ này được trang bị loại máy Caliber A-980 lên dây bằng tay, Citizen Alarm có thêm vương miện thứ 2 dùng để đặt báo thức và một đĩa nhắc nằm ở trung tâm mặt đồng hồ. Cũng trong năm đó, công ty cũng giới thiệu máy đồng hồ tự động đầu tiên của công ty, máy Caliber 3 KA với 21 viên đá quý.

Xây dựng đế chế toàn cầu Citizen với đồng hồ điện tử

 

Caliber-0800-25J

Trong 7 năm từ năm 1958 tới 1965, công ty đã đặt nền móng cho đế chế toàn cầu của mình. Công ty đã bắt đầu xuất khẩu đồng hồ sang Trung Quốc vào năm 1958. Năm 1960, Citizen bắt đầu thỏa thuận hợp tác hỗ trợ kỹ thuật với Ấn Độ để đưa ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ tới đất nước ngày. Tới tháng 3/1960, Citizen đã bắt đầu thực hiện thỏa thuận xuất nhập khẩu với ulova Watch Company của Hoa Kỳ. Năm 1965, Citizen đã mở một văn phòng tại Đức và bắt đầu xuất khẩu đồng hồ với quy mô lớn tới thị trường châu Âu.

Năm 1964, công ty mở cửa phòng thử nghiệm kỹ thuật Tokorozawa. Một cơ sở nghiên cứu và phát triển dành riêng cho dòng đồng hồ điện tử. Trong vòng 2 năm, công ty này đã bắt đầu cho sản xuất dòng đồng hồ điện tử X-8, và nó được bán ra thị trường vào 3/1966. Đây cũng chính là chiếc đồng hồ đầu tiên của Nhật Bản. Chiếc đồng hồ này sử dụng pin oxide bạc, máy Caliber 0800-25J. Nó có thể chạy liên tục 1 năm không nghỉ. Trong một thời đại bị thống trị bởi đồng hồ cơ tự đông thì đây chính là một bước tiến lớn. Tiếp sau X-8, Citizen tiếp tục giới thiệu chiếc đồng hồ X-8 Cosmotron vào năm 1967 với bộ phận tranzito với 4 nam châm cùng 2 cuộn dây cuốn ổn định. Citizen đã bán loại máy này cho khoảng 20 công ty nước ngoài.

Dòng máy X-8 đáng chú ý bởi nó chính là một trong những sáng chế đầu tiên trên thế giới của Citizen. Vào tháng 5/1970, công ty đã tung ra thị trường loại máy X-8, được đặt trong vỏ bằng titanium. Đây chính là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới sử dụng vỏ bằng titanium. Công ty đã đi đầu trong việc sử dụng kim loại bền, nhẹ đi vào sản xuất đồng hồ và trở thành nhà sản xuất đồng hồ Titanium lớn nhất trên thế giới.

Những chiếc đồng Quartz của Citizen

Chiếc đồng hồ đầu tiên sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD)

Citizen-Quartz-Crystron

 

Năm 1973, Citizen đã chính thức bước vào thời đại của đồng hồ Quartz. Với mẫu đồng hồ Citizen Quartz Crystron – chiếc đồng hồ máy Quartz hiển thị giờ bằng cả kim giờ, kim phút và giây đầu tiên. Một năm sau đó, chiếc đồng hồ điện tử kỹ thuật số đầu tiên Quartz Crystron LC đã xuất hiện. Đây là chiếc đồng hồ đầu tiên sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD) để hiển thị thứ, ngày và giờ.

Chỉ sau 10 năm đầu tư vào lĩnh vực công nghệ đồng hồ điện tử của Citizen, phòng thử nghiệm kỹ thuật Tokorozawa đã bắt đầu cho những thành tựu vô cùng kinh ngạc. Trong 7 năm sau đó, từ năm 1975 tới 1981, đều đặn mỗi năm công ty lại giới thiệu thêm 1 mẫu đồng hồ có công nghệ đột phá mới lạ và độc đáo nhất thế giới. Giai đoạn này cũng như một lời để khẳng định và giúp cho hãng củng cố thêm vị thế như một công ty sản xuất đồng hồ hàng đầu trên thế giới

Đồng hồ năng lượng mặt trời hiển thị Analog đầu tiên

 

Đồng hồ Crystron Solar Cell

Năm 1974, Citizen đã phát triển ra mẫu đồng hồ năng lượng mặt trời hiển thị Analog đầu tiên. Nhưng, pin cadmium lại quá đắt để có thể sản xuất thương mại với giá đại trà được. Nhưng không nản lòng, các kỹ sư của Citizen vẫn tiếp tục nghiên cứu và chuyển sang thay thế bằng pin oxide bạc cho phù hợp với tiêu chuẩn hãng đang theo đuổi.

Tháng 12/1975, Citizen đã tung ra thị trường mẫu đồng hồ chính xác nhất với độ sai lệch giờ với chỉ khoảng 3 giây/ năm đã đánh bại đối thủ Mega đang dẫn đầu về độ chính xác. Citizen chỉ sản xuất với số lượng có hạn đồng hồ với vỏ cùng dây làm bằng vàng và được bán với giá lên tới 4.5 triệu yên Nhật mỗi chiếc. Điều này đã chứng minh rằng Citizen và Nhật Bản đã tiến lên dẫn đầu về công nghệ đồng hồ.

Năm 1976, Citizen đã tung ra thị trường chiếc đồng hồ Crystron Solar Cell. Đồng hồ Quartz hiển thị analog dùng năng lượng sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới với độ sai lệch dưới 15 giây/ tháng. Gía bán lẻ của nó chỉ là 45.000¥.

Chiếc đồng hồ mỏng nhất

 

Đồng hồ Citizen Exceed Gold

Năm 1978, Citizen nhảy vào cuộc chiến đồng hồ mỏng với mẫu đồng hồ Citizen Exceed Gold, còn được gọi là Citizen Quartz 790. Chiếc đồng hồ này sở hữu bộ máy dày dưới 1mm. Nó chính là sản phẩm của phòng nghiên cứu và phát triển Citizen. Kích thước chính xác của nó là 23.7mm x 20.0mm x 0.98mm. Máy đồng hồ mỏng cho phép Citizen sử dụng vỏ máy mỏng, thiết kế toàn bộ đồng hồ chỉ với độ dày 4.1mm

Năm 1981, Nhật Bản đã lật đổ được Thụy Sỹ để trở thành 1 thế lực sản xuất đồng hồ hàng đầu vào năm 1984. Khi công ty Citizen Watch Co, tiên thân chính là Viện Nghiên Cứu Đồng Hồ Shokosha đã sản xuất số lượng vượt quá mọi công ty đồng hồ khác trên thế giới.

Đồng hồ leo núi đầu tiên có cảm biến đo độ cao

 

Đồng hồ Citizen Eco-Driver

Năm 1985, Citizen đã giới thiệu được mẫu đầu tiên của dòng đồng hồ lặn nổi tiếng Aqualand – với khả năng đo độ sâu. Cuối thập kỷ 80, Citizen đã giới thiệu mẫu đồng hồ Altichron, dòng đồng hồ leo núi đầu tiên trên thế giới có cảm biến đo độ cao. Dòng đồng hồ thể thao ProMaster xuất hiện vào đầu thế kỷ 90.

Năm 1995, Citizen đã giới thiệu dòng đồng hồ Citizen Eco-Driver. Đây chính là sản phẩm thành công nhất của hãng từ trước tới nay. Cũng trong khoảng thời gian đó, Citizen đã tiếp tục xác lập thêm những kỷ lục mới về số lượng đồng hồ được sản xuất. Hãng đã trở thành công ty sản xuất đồng hồ đầu tiên vượt mốc 100 triệu đơn vị vào năm 1988, 200 triệu đơn vị vào năm 1993 và 300 triệu đơn vị vào năm 1997.

Đây chính là câu chuyện về sự vươn lên của Citizen, từ một thử nghiệm nhỏ để chế tạo đồng hồ bỏ túi đã trở thành một trong những người đi đầu trong cuộc cách mạng đồng hồ Quartz. Đã làm rung chuyển giới đồng hồ quốc tế vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước và đạt tới vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ Quartz tới nay. Năm 2001, Citizen đã sản xuất 308 triệu chiếc đồng hồ và máy đồng hồ. Qủa là một con số đáng kinh ngạc khi tỉ trọng chiếm ¼ số lượng đồng hồ được sản xuất trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa rằng cứ 4 chiếc đồng hồ và máy đồng hồ được làm ra trên thế giới thì có một chiếc của Citizen. Citizen đã thực hiện được giấc mơ của Kamekichi Yamazaki là chế tạo ra những chiếc đồng hồ dành cho tất cả mọi người. Đây là giấc mơ mà ngay cả Yamazaki có lẽ cũng chưa bao giờ tưởng tưởng ra được.

Một cuộc hành trình dài với nhiều cung bậc cảm xúc mang tên lịch sử thương hiệu đồng hồ Citizen. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được những thông tin hữu ích về Citizen – một trong những thương hiệu đồng hồ hàng đầu tại Nhật Bản và toàn thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Đồng hồ tủ

Đồng hồ treo tường cổ

Đồng hồ cây 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!