Bốn cuộc cách mạng lớn trong lịch sử của đồng hồ – Phần 1: Cuộc cách mạng của đồng hồ Quartz

Bài viết này là bài khởi đầu trong series về 4 cuộc cách mạng lớn có ảnh hưởng lớn tới lịch sử của ngành đồng hồ.

Series gồm 4 bài viết. Đầu tiên, chúng ra sẽ bắt đầu với cuộc cách mạng của đồng hồ Quartz (nó còn được biết đến với cái tên “sự khủng hoảng đồng hồ Quartz” tại Thụy Sỹ). Tiếp tới sẽ là “sự lên ngôi của đồng hồ thời trang”, sự phục hưng của đồng hồ cơ khí”. Và cuối cùng là thời điểm hiện tại với “cuộc cách mạng của đồng hồ thông minh”.

 

Quartz revolution

Mỗi một cuộc cách mạng hay phục hưng sẽ đều có những ảnh hưởng khác nhau tới những đối tượng khác nhau. Mỗi bên sẽ có những lúc thăng, lúc trầm nhất định. Nhưng tác giả sẽ phân tích theo một góc độ khách quan nhất định để bạn có được cách nhìn tổng quát nhất.

Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu với : “cuộc cách mạng của đồng hồ Quartz”

Lịch sử đồng hồ Quartz

Đồng hồ Seiko Astron

Chiếc đồng hồ Quartz được ra đời đầu tiên vào tuần cuối cùng của thập niên 60 vào thế kỷ trước. Ngày 25/12/1969, hãng Seiko đã giới thiệu ra thị trường mẫu đồng hồ Astron tại Tokyo. Đây chính là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên sử dụng máy Quartz. Mẫu đồng hồ này chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn là 100 chiếc, nó có vỏ vàng. Giá trị mỗi chiếc là 450.000 Yên, tương đương với 1 chiếc Toyota Corolla.

Bộ máy Seiko Calober 35A

Astron chính là phát súng đầu tiên. Nhưng phải một thời gian sau thì những chiếc đồng hồ Quartz mới bắt đầu có thể chiếm lĩnh được thị trường. Seiko và một số nhà sản xuất tiên phong khác đã phải mất thêm một thời giân để hoàn thiện thiết kế này. Cũng vì lý do đó mà Seiko đã không giới thiệu thêm bất kỳ mẫu Astron nào khác cho tới năm 1971.

Chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên ra đời

bond hamilton pulsar

Không phải những chiếc đồng hồ với mặt số và kim như thông thường. Chính những chiếc đồng hồ điện tử mới tạo nên những cơn sóng mạnh mẽ đầu tiên. Tháng 7/1972, Hamilton đã cho ra mắt chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên có tên là Pulsar. Chiếc đồng hồ này có vỏ được làm bằng vàng, sở hữu 1 màn hình LED và được bán với giá là 2.100 USD. Không như những chiếc đồng hồ analog với mặt số và kim, đồng hồ điện tử digital không có một bộ phận nào di chuyển liên tục.

Về mặt lý thuyết thì màn hình Led có vài điểm yếu. Khi xem thời gian thì bạn sẽ cần tới 2 tay: 1 tay đeo đồng hồ và tay còn lại bấm nút, đèn hiển thị của nó cũng tiêu tốn rất nhiều pin. Năm 1973, Seiko đã giới thiệu màn hình LCD hiển thị được thời gian liên tục. Nhưng một số đồng hồ LCD thời gian đầu rất khó đọc.

Cho dù vẫn chưa thực sự hoàn hảo nhưng, Pulsar vẫn là một thiết kế rất thành công. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc cách mạng Quartz, đồng hồ điện tử đã phổ biến hơn hẳn đồng hồ Quartz, và LED cũng phổ biến hơn so với LCD.

Chiếc đồng hồ thông minh đầu tiên

Sự suy thoái của đồng hồ LED

Nhu cầu sử dụng đồng hồ Led đã tăng đáng kể khi National Semiconductor bắt đầu tham gia vào thị trường đồng hồ với mức giá là 125 USD – chỉ bằng một nửa giá so với những đối thủ cạnh tranh. Với mức giá đó thì doanh nghiệp tới từ Mỹ đã đánh bại rất nhiều đối thủ. Trong năm 1975, đã có rất nhiều công ty như Motorola, Intel’s Microma, Hewlett-Packard, Hughes, Fairchild,… cũng bắt đầu sản xuất đồng hồ LED.

Có thể nói rằng tại thời điểm này, Mỹ đã tìm lại chút hào quang trong quá khứ (Mỹ từng là quốc gia đứng đầu thế giới về đồng hồ, vượt cả Thụy Sỹ vào đầu thế kỷ XX. Câu chuyện này sẽ được chúng tôi nói trong bài viết khác nhé). Nhưng, nguồn cung càng tăng mà nhu cầu sử dụng đồng hồ Led lại ngày càng giảm. Việc phải nhấn nút để hiển thị giờ là quá bất tiện nên đã không còn mấy người mặn mà với thiết kế này nữa. Vào cuối năm 1980 thì những thiết kế đồng hồ LED đã gần như biến mất hoàn toàn.

Seiko LCD Solar Alarm

Cuộc đối đầu lớn nhất trong cách mạng đồng hồ Quartz

Cùng với sự suy thoái của đồng hồ màn hình Led, màn hình LCD lúc này đã trở thành tiêu chuẩn mới cho đồng hồ điện tử. Và việc sản xuất được đưa về phương Đông: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore. Trong đó thì Hong Kong đã có được sự phát triển ngoạn mục và nơi đây trở thành trung tâm sản xuất đồng hồ phát triển nhanh nhất trong năm 1980 với sản lượng là 126 triệu chiếc đồng hồ.

Theo thời gian cùng với số lượng sản xuất lớn, thì giá thành của những chiếc đồng hồ LCD cũng bị giảm xuống. Những chiếc đồng hồ điện tử trở nên rẻ rúng cả về giá trị cũng như hình ảnh. Vì lý do đó mà đồng hồ analog với mặt số và kim bắt đầu có tiếng nói. Điều này đã tạo nên cuộc đối đầu lớn nhất trong cách mạng đồng hồ Quartz: Seiko và Thụy Sỹ.

Tất cả những nhà sản xuất đồng hồ tới từ Nhật đều phát triển công nghệ Quartz, và đầu tàu không phải ai khác ngoài Seiko. Citizen lúc bấy giờ được ví như đứa trẻ với doanh thu chỉ bằng khoảng ¼ so với Seiko còn Casio là kẻ đến sau – chỉ xuất hiện vào sau năm 1978.

Không một thương hiệu nào tập trung vào đồng hồ Quartz mạnh mẽ như Seiko. Nhưng đặc biệt họ không chú trọng lắm vào đồng hồ LED – lịch sử cũng chứng minh rằng họ đúng. Ngoài ra, họ cũng tập trung đầu tư vào robot và những công cụ sản xuất với số lượng lớn, tự động.

Tất cả những sự đầu tư trên đã giúp cho thương hiệu này gặt hái được những thành quả to lớn. Tới năm 1977, họ đã trở thành công ty đồng hồ có doanh thu lớn nhất trên thế giới (timex ở vị trí thứ 2). Sự chuyển hướng của Seiko từ đồng đồ cơ sâng đồng hồ Quartz là lý do chính đáng. Để tránh được sự cạnh tranh gay gắt tới từ những đối thủ tới từ Thụy Sỹ.

2 mẫu máy Quartz của Omega

Trong thời điểm này, đồng hồ Thụy Sỹ có 2 tập đoàn lớn: SSIH sở hữu ngôi sao Omega và ASUAG sở hữu thương hiệu Longines nổi tiếng. Cả Omega và Longines khi đó cũng xếp thứ 3 và thứ 4 trong bảng xếp hạng. Phần còn lại là vô số những công ty nhỏ hơn và trông đợi vào sự lãnh đạo, định hướng của những ông lớn này.

Sau một thời gian, Thụy Sỹ đã nhận ra rằng “khủng hoảng đồng hồ Quartz” đã làm đảo lộn hoàn toàn ngành công nghiệp đồng hồ. Sau đó 2 người đứng đầu ngành đồng hồ Thụy Sỹ là Ernst Thomke và Nicolas G. Hayek đã ngồi lại với nhau để quyết định cải tổ ngành công nghiệp tỷ đô này.

Thomke đã bắt tay vào công việc trước, ông đã cho cải tổ lại Ebauches SA của ASUAG tạo nên một công ty mới là ETA SA. Ông cho cắt giảm chi phí sản xuất, giảm nhân sự đồng thời chuyển hướng công ty sang sản xuất đồng hồ Quartz – Điều này đã dẫn tới những thắng lợi đầu tiên của Thụy Sỹ.

Vào năm 1978, Citizen đã cho ra mắt chiếc đồng hồ mỏng nhất thế giới: Exceed Gold dày 4.1mm. Ngay năm sau thì Seiko đã phá kỷ lục này với chiếc đồng hồ dày 2.5mm. Nhưng, đến tháng 1/1979, ETA đã cho cả thế giới đồng hồ sửng sốt với chiếc đồng hồ Delirium chỉ dày 1.98mm. Hai bên tiếp tục ăn miếng trả miếng. Nhưng ETA vấn là người chiến thắng cuối cùng với mẫu Delirium IV chỉ dày có 0.98mm. Cho tới ngày nay thì đây vẫn chính là mẫu đồng hồ mỏng nhất thế giới.

Nicolas G Hayek

Delirium chính là một thắng lợi lớn. Nó cho thấy Thụy Sỹ vẫn có tiếng nói trong giới đồng hồ, kể cả với đồng hồ Quartz. Trên thực tế thì đồng hồ Quartz của Thụy Sỹ có thể tận hưởng được chiến thắng ở tầm trung và cao cấp với những thương hiệu như Cartier, Ebel, Raymond Weil, Gucci, và Concord.

Nhưng, thế vẫn là chưa đủ và Hayek chính là người tiêu tục đưa ra hành động của mình. Ông đã sát nhập 2 tập đoàn lại thành SMH – hiện nay, nó được biết tới với cái tên Swatch Group. Với mũi nhọn là ETA, họ đã cho ra mắt mẫu đồng hồ Swatch vào năm 1983. Với người trong giới đồng hồ thì đây là một cú sốc lớn. Không ai có thể tưởng tượng được 1 thương hiệu tới từ Thụy Sỹ lại cho ra mắt mẫu đồng hồ rẻ tiền tới vậy.

 

Mẫu đồng hồ Swatch năm 1983

Swatch đã tạo được sự thay đổi thực sự tới ngành đồng hồ Thụy Sỹ. Chỉ 2 năm kể từ khi mẫu đồng hồ này ra mắt, số lượng đồng hồ xuất khẩu từ Thụy Sỹ đã tăng lên tới 60 triệu chiếc mỗi năm (trong đó thì có tới 80% đồng hồ Quartz và 42% đồng hồ Quartz sử dụng vỏ nhựa).

Đồng hồ Quartz sau đó đã tiếp tục phát triển với 1 thế hệ mới với tên là “super quartz” với ododj chính xác cao từ thương hiệu Breitling và Grand Seiko. Ngoài ra, những chiếc đồng hồ năng lượng mặt trời cũng được Citizen giới thiệu. Cùng với đó là công nghệ nạp năng lượng điện từ chuyển động cũng được ra mắt bởi Seiko – loại bỏ được hoàn toàn việc thay pin.

 

Quartz Rolex

Ngày nay thì những chiếc đồng hồ cơ được yêu thích hơn bởi sự phức tạp, vẻ đẹp cùng với độ hiếm của chúng. Chúng ta có thể nói đồng hồ cơ hiếm cũng không sai vì đồng hồ Quartz đã chiếm tới 97% số đồng hồ được sản xuất mỗi năm (khoảng 1.42 tỷ chiếc). Đứng trên khía cạnh nhà sản xuất hay nhà phân tích thì chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng thế giới đồng hồ ngay nay chính là thế giới của đồng hồ Quartz.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn cuộc cách mạng của đồng hồ Quartz. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Trong phần tới, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tới các bạn “sự lên ngôi của đồng hồ thời trang”. Cùng theo dõi trong phần tiếp theo nhé!

Các sản phẩm bạn quan tâm:

Đồng hồ để bàn

Đồng hồ cây

Đồng hồ treo tường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!