Tìm hiểu về lịch sử đồng hồ Comtoise – Đồng hồ nổi tiếng Pháp

Trong nhiều năm trở lại đây, đồng hồ Comtoise (còn được gọi là Comtoise) đang dần trở lên quen thuộc với nhiều anh em chơi đồng hồ cổ. Với niên đại lâu năm, cùng thiết kế bắt mắt, kích thước lớn, kiểu dáng cùng cá tính đa dạng, giá thành phải chăng, Comtoisex đang trở thành một món đồ tạo điểm nhấn trong những bộ sưu tập đồng hồ cổ.

Vậy Comtoise có xuất xứ tại đâu? Niên đại như thế nào? Vì sao Comtoise lại hấp dẫn người chơi tới vậy. Các anh em hãy cùng donghocon.com tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Lịch sử đồng hồ Comtoise

Trong những năm gần đây, đồng hồ cổ châu Âu được nhập về Việt Nam, đã có rất nhiều nhà buôn và những người chơi sưu tầm. Chúng được thiết kế đa dạng về kiểu dáng, kích thước, về niên đại, thương hiệu. Trong đó, có dòng đồng hồ cổ với tuổi đời đều sấp xỉ 100 năm trở lên tới 200 năm, đó là đồng hồ Comtoise. Comtoise chính là dạng đồng hồ tạ treo đầu tiên, được sản xuất tại vùng lân cận Morbier vùng “Franche – Comté” nước Pháp ( trong chính tả cũ gọi là Contée ), gần với biên giới của Thụy Sĩ, trong thời gian từ cuối thế kỷ 17 cho tới đầu thế kỷ 20. Có đôi khu chúng còn được gọi là đồng hồ Morez hoặc đồng hồ Morbier, bởi chúng xuất phát từ tên của những địa danh trong khu vực.

Đồng hồ Comtoise chính là sản phẩm đầu tiên hướng tới sự phổ biến của đồng hồ ở Pháp, và trong thế kỷ 19, người ta đã thấy chúng đi xa và rộng trên khắp đất nước. Hầu như lấn át các loại đồng hồ địa phương khác làm theo cách truyền thống. Chúng thường được đánh dấu ký hiệu bằng tên của các nhà phân phối hay tên thành phố của nhà phân phối chứ không phải là tên của hãng sản xuất.

Trong tỉnh Jura, ngoài Morbier ra còn có một số trung tâm làm đồng hồ ở các xã Morez, Foncine le Bas, Chapelle aux Bois, Fort du Plâne (Plasne) Poligny và St.Ilay. Ngài M.P.Lansalot, sinh ra tại Jủa đã thành lập một ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ Comtoise size lớn, sử dụng hơn 300 người ở Navarenx (quận Pyrenées-Atlantique). Ngoài ra việc sản xuất đồng hồ Comtoise size nhỏ cũng xuất hiện ở Tây Ban Nha.

Đồng hồ Comtoise bao gồm những linh kiện chi tiết được lắp ghép bên trong khung sắt theo kiểu đồng hồ Gothic. Ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ khu vực Morbier đã bắt đầu với gia đình thợ sắt Mayet, người đã sửa chữa thành công chiếc đồng hồ tại tu viện Capucine ở St Claude.

Trong dạng cổ điển, các mẫu đồng hồ Comtoise có bộ thoát (còn được gọi là bộ chỉnh động escapements) dạng đảo ngược, còn các đồng hồ về sau thì chỉ có bộ thoát ở dạng mỏ neo và có điểm chuông vào giờ đúng và nửa giờ.

 

Escapements dạng đảo ngược
Escapements dạng đảo ngược

 

Escapements dạng mỏ neo
Escapements dạng mỏ neo

Thông thường với nhiều loại đồng hồ, được thiết kế sẽ có đánh nhạc nhắc lại sau khoảng thời gian là 2 phút. Sau những năm 1800 con lắc được thiết kế lắc lư chuyển động trong không gian giữa bộ máy và mặt số. Nó dao động theo nhịp 1 giây (lắc từ bên này sang bên kia hết 1 giây) hoặc dài hơn. Thanh treo quả lắc có dạng là 1 thanh gấp khúc.

Thanh treo quả lắc dạng thanh gấp khúc
Thanh treo quả lắc dạng thanh gấp khúc

Đồng hồ Comtoise có thể treo trực tiếp vào vít bắt trên tường thành dạng như đồng hồ treo tường. Nhưng ban đầu nó được xác định để lắp trong 1 tủ gỗ đứng. Thường sẽ được làm bằng gỗ thông. Các mặt cắt có hình dạng như cây violon, thường được sơn và trang trí theo phong cách đồng quê.

Đồng hồ Comtoise dạng tủ đứng

Ban đầu thì mặt số của đồng hồ được làm bằng thiếc hoặc đồng thau với các số in màu đen và chỉ có 1 kim chỉ giờ. Sau đó tới loại mặt số có các ô in số la mã bằng men.

Mặt số Comtoise năm 1730-1735
Mặt số Comtoise năm 1730-1735

 

Mặt số Comtoise khoảng năm 1720
Mặt số Comtoise khoảng năm 1720

 

Tới khoảng năm 1760, mặt số được tráng men hoàn toàn. Còn vào cuối thế kỷ 19, thậm chí thì mặt số đã được làm và in trên chất liệu giấy. Đôi khi chiếc đồng hồ còn có cả 1 kim thứ ba chỉ ngày.

Mặt số Comtoise năm 1780
Mặt số Comtoise năm 1780

Tới thế kỷ 19, những quả lắc được phát triển với kích thước lớn và thiết kế thời trang hơn. Chúng làm bằng những tấm đồng thay hoặc tấm sắt đồng thời được dập nối thành các hoa văn họa tiết, có chiếc được trang trí bằng cách vẽ sơn lên các họa tiết trên bề mặt của quả lắc.

Các loại đồng hồ quả lắc Comtoise

Sau Hiệp ước Frankfurt năm 1871, đồng hồ của Đức đã được phép vào Pháp mà không cần phải chịu thuế. Điều này đaqx làm suy yếu đi hoạt động thương mại ở vùng Franche-Comté mặc dù sản phẩm được đa dạng hóa đầu ra. Sự suy giảm của những chiếc đồng hồ Comtoise truyền thoongsnayf đã được hoàn thành sau Thế chiến thứ nhất. Sau đó ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ tại những khu vực Morez, Morbier, Foncine được tổ chức lại cho các sản phẩm hiện đại hơn.

 Tới cuối thế kỷ 20 – đây chính là giai đoạn cuối của lịch sử dòng đồng hồ Comtoise. Chỉ còn 1 vài nhà sản xuất của Pháp còn tiếp tục sản xuất đồng hồ Comtoise như: Odo, Seramm, Gaignon. Nhưng việc sản xuất đều được thực hiện tại Đức và Hungary.

Đặc điểm của đồng hồ comtoise

Máy của đồng hồ

Máy Comtoise mang nét đặc trưng không sử dụng vách mà sử dụng những thanh thép rèn thủ công gắn với nhau để hình thành bộ khung.

Chính vì vậy, máy Comtoise còn được biết tới với cái tên là “lồng sắt”. Nhân tố quan trọng để giúp cho Comtoise bền bỉ và trường tồn qua nhiều thế hệ chính là khả năng chịu mài món cực tốt của các thanh thép bởi kỹ thuật luyện kim đen vượt trội của những nhà chế tác đồng hồ cổ xưa.

 

Máy Comtoise có kết cấu là các thanh thép ghép lại.

Quả lắc

Cảm hứng chủ đạo trong thiết kế Comtoise đó chính là đường cong. Ngoài chức năng duy trì dao động điều hòa, lắc Comtoise còn được đặc biệt chú trọng tới thiết kế và làm cho Comtoise có sức hấp dẫn tới kỳ lạ.

Lắc thường tạo hình cây đàn có kết hợp với các đường nét hoa văn hoặc họa tiết

Quả lắc thường được cấu tạo với 2 mặt: mặt trước làm bằng đồng vàng và mặt sau được làm bằng tấm thép.

Các loại quả lắc thông dụng thường gặp:

  • Lắc nhỏ

Lắc Comtoise đơn giản

  • Lắc bầu đàn

Lắc bầu đàn

  • Lắc trang trí họa tiết

Lắc trang trí họa tiết

  • Lắc với hình động

Lắc với hình động

Mặt số

Yếu tố quan trọng giúp cho đồng hồ Comtoise được ưa chuộng đó chính là các mặt số.

  • Mặt số Comtoise thông dụng thường gặp là mặt men với số la mã kèm với chữ ký hoặc họa tiết
  • Chữ ký trên Comtoise thường là tên địa phương sản xuất, tên của nghệ nhân. Đôi khi cũng có thể đặt theo tên người mua hàng hoặc tên của người được tặng đồng hồ.

Mặt tráng men với số la mã, hoạ tiết và chữ ký

Chính chất liệu cấu tạo đặc biệt này khiến cho đồng hồ Comtoise trải qua nhiều thế hệ vẫn giữ được mặt số như mới.

Chức năng

Chức năng chủ đạo của dồng hồ Comtoise chính là xem giờ với 2 kim: kim ngắn và kim dài.

Dòng comtoise báo lịch ngày cũng là loại hay gặp

Comtoise với chức năng báo lịch

  • Trên một số chiếc Comtoise còn có thêm chức năng báo lịch trăng sao

Comtoise báo lịch trăng sao

  • Ngoài ra, thì một số Comtoise còn có chức năng hẹn giờ

 

Âm thanh

Âm thanh phổ biến hay gapwjowr Comntoise đó là

  • 1 chuông bát

Chuông 1 bát

  • 1 chuông vòng

Chuông 1 vòng

  • 1 chuông bát và 1 chuông vòng: loại này điểm 30 phút bằng chuông chén và điểm giờ bằng chuông vòng

nhiều hơn 1 chuông

  • Nhiều hơn 1 chuông để đánh bản nhạc

Kết luận: 

Ngày nay, tuy không quá hiếm hoi nhưng những chiếc Comtoise đẹp – độc trở thành đồ sưu tập được giới chơi đồ cổ săn tìm bởi:

  • Sản phẩm được thiết kế thủ công hoàn toàn nên mỗi chiếc Comtoise xuất hiện trên thị trường đều mang một phong cách riêng cùa người thợ đồng hồ làm ra nó. Cũng chính vì thế mà Comtoise có sức hấp dẫn với người chơi.
  • Comtoise đã được sản xuất trong một khoảng thời gian đặc biệt dài: gần 230 năm. Đây cũng là những mẫu tiên phong khi đồng hồ con lắc ra đời.

Hi vọng qua bài viết này, các anh em hiểu sâu hơn về đồng hồ Comtoise để lựa chọn ra những món đồ mình yêu thích nhất trang trí nhà cửa thêm phần nổi bật và thẩm mỹ hơn. Nếu có gì thắc mắc hay thư từ góp ý, các bạn chơi đồng hồ vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0981.057.444 hoặc chat trực tiếp trong bài viết này

Các dòng đồng hồ tại H2

Đồng hồ cây

Đồng hồ để bàn

Đồng hồ treo tường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!